Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Chỉ trong vòng một tuần, Bộ Công Thương đã ban hành hai văn bản quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu các mặt hàng ĐTDĐ (cùng với rượu và mỹ phẩm) và ôtô có hiệu lực trong tháng 6 (1.6 và 26.6) với mục đích quản lý tốt hơn mặt hàng nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, do thiếu thực tế, hai văn bản trên đã làm thị trường nổi sóng bởi những chi tiết vô lý và phiến diện. Với mặt hàng ôtô, Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh. Còn ĐTDĐ thì sao?
Làm khó DN nhập khẩu
Tương tự như Thông tư 20 đối với NK ôtô (Lao Động đã phản ánh), thông báo 197 về việc NK rượu, mỹ phẩm, ĐTDĐ yêu cầu “thương nhân phải xuất trình thêm giấy chỉ định hoặc ủy quyền là nhà phân phối, nhà NK của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó.
Các giấy tờ này được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật”. Để đáp ứng các thủ tục trên, các DN NK ôtô và ĐTDĐ có thể sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí họ khó có thể thực hiện được.
Với mặt hàng ĐTDĐ, việc chỉ cho phép làm thủ tục NK, thông quan tại các cảng biển quốc tế Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM cũng thực sự làm mất đi cơ hội kinh doanh của DN. Thứ nhất là, hàng nhập theo đường biển thường chậm, khiến DN mất đi cơ hội bán hàng và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sự giới hạn số nơi làm thủ tục NK cũng sẽ làm đội chi phí vận chuyển sau đó tăng lên khi đưa hàng về các địa phương. Thứ hai, ĐTDĐ có những linh kiện tinh vi, sẽ rủi ro lớn khi bị hơi nước biển thấm vào gây sét gỉ. Tình trạng này đã từng xảy ra. Thứ ba, Bộ Công Thương gom đầu mối làm thủ tục NK lại để dễ quản lý, nhưng đồng thời cũng lấy đi cơ hội làm ăn của DN dịch vụ vận tải đường hàng không và các hãng hàng không. Trên thực tế, những vụ buôn lậu lớn và khó ngăn chặn nhất trong những năm qua chính là qua đường biển và cửa khẩu biên giới chứ đâu hẳn là đường hàng không?
Thêm giấy phép con nhằm bảo vệ ai?
Hàng loạt DN NK và phân phối ĐTDĐ và ôtô bất bình với các quy định của Bộ Công Thương vì những quy định mới về thủ tục NK thực chất là các giấy phép con. DN NK sẽ phải chạy vạy đi xin cho được giấy chỉ định/ủy quyền của nhà phân phối, nhà NK của chính hãng sản xuất/kinh doanh. Làm được điều này đã khó nhưng rồi còn phải nhiêu khê đi công chứng lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài.
Phải thêm giấy phép con thể hiện trong thông báo 197 và thông tư 20, các DN sẽ phải bôn ba ra nước ngoài để xin các loại giấy và công chứng lãnh sự. Chi phí của mỗi chuyến đi chắc chắn không hề ít. Nhưng đáng nói hơn, DN sẽ buộc phải đưa các chi phí bất hợp lý này vào giá hàng hóa và người tiêu dùng phải gánh chịu.
Việc đánh đồng ĐTDĐ với mỹ phẩm và rượu ngoại cũng là quá khập khiễng. Ngày nay, dùng ĐTDĐ đã trở thành nhu cầu thiết thực trừ các dòng cao cấp sang trọng. Trong khi đó rượu ngoại và mỹ phẩm hoàn toàn mang tính xa xỉ. Điều đáng nói là, bắt các DN xin giấy chỉ định và ủy quyền từ chính các nhà phân phối, NK của chính hãng là điều khó khả thi.
Hiện nay, mỗi nhà sản xuất và phân phối đều có chỉ định một số nhà phân phối nhất định tại các quốc gia và khu vực, thậm chí là phân phối độc quyền, thế thì làm sao các nhà NK vừa và nhỏ có thể xin được giấy chỉ định, ủy quyền hay hợp đồng từ họ. Như vậy, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt nhưng không có quyền lựa chọn.
Có thể cho rằng động thái trong thông báo 197 và thông tư 20 của Bộ Công thương đều nhằm mục đích quản lý tốt hơn một số mặt hàng NK như ĐTDĐ và ôtô. Song do không theo sát được thực tế thị trường và các ngóc ngách cạnh tranh trong kinh doanh, các quy định đưa ra bất hợp lý và phiến diện, không chỉ gây thêm phiền phức thủ tục, gia tăng chi phí mà còn bóp nghẹt thương mại tự do ngay chính đối với các DN trong nước.
(Báo Lao Động)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.